Recent Blog post

Hiển thị các bài đăng có nhãn thuy cung cong chua. Hiển thị tất cả bài đăng

Thủy cung Thánh Mẫu (còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thoải, chữ thoải là đọc trệch từ chữ thủy) là vị nữ thần dân gian Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý các miền sông nước

Sự tích Mẫu Đệ Tam - Thủy Cung công chúa


1. Quan niệm dân gian
Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Mẫu Thoải có mặt ở khắp mọi nơi để âm phù.

Mẫu thoải phủ con gái út của Bắc Hải Long Vương lên rẽ nước biển lên trần dạo chơi. Nhưng ngày kia vua cha cho đóng cửa biển nàng công chúa thủy phủ này không còn đường về thủy cung nên đã ở trên trần đầu thai tu nhân tích đức từ cô bé thoại dần trưởng thành xinh đẹp được phong là công chúa thủy phủ rồi đức hạnh ngày càng cao nên được mệnh danh là Mẫu thủy phủ-mẹ của người dân miền sông nước và mẹ có thể cứu con dân, đưa vong lên bờ để không phải chịu sự lạnh giá miền sông nước.

Vì đức độ vì thương yêu con dân nên bà được tôn phong là đệ tam thánh mẫu trong đức thờ Tam tòa thánh mẫu.

Mẹ có trong nguồn nước chúng ta uống, chúng ta sinh trưởng có mẹ. Cây cối tươi tốt con người khỏe mạnh nhờ nguồn nước mẹ ban. Vì vậy công đức của mẹ cũng lớn không kém phần.

Mẫu Thoải giúp đỡ mọi người mỗi khi đi qua các vùng sông nước. Do vậy, mỗi khi bước xuống đò, qua một khúc sông rộng, người ta thường lẩm nhẩm cầu khấn, xin Mẫu phù hộ độ trì. Mỗi khi có hạn, Mẫu phái tướng sĩ đi lo việc làm mưa. Còn khi bão lụt, Mẫu lại hóa phép để gió yên, mưa tạnh. Các loài thủy quái, thủy tặc, do có các thần tướng của Mẫu canh chừng, nên cũng không thể tùy tiện tác oai, tác quái.

Trong dân gian, Mẫu Thoải là hình ảnh của bà mẹ hiền lành, đảm đang, suốt đời lo lắng cho con cho cháu nhưng lại chịu hàm oan như trong lời hát văn:

Lẽ nào ngọc nát trầm châu
Vùi hoa dập liễu bởi câu Tam tòng...
Sự này há kể chi ai
Lòng trinh chuyển động đất trời chứng minh

2. Thờ cúng
Mẫu Thoải được thờ tại hầu hết các đền chùa có bàn thờ Mẫu. Mẫu còn được thờ làm thành hoàng ở một số vùng thời xưa chuyên nghề sông nước. Giỗ là ngày 12 Tháng Sáu âm lịch khi các con hương đệ tử làm lễ cúng tế rất lớn[2]. Ở điện thờ Mẫu, nếu có đặt ba pho tượng nữ, giống nhau ở gương mặt, tư thế ngồi, và chỉ khác ở trang phục, thì ở bên phải là Mẫu Thượng ngàn, ở giữa là Mẫu Liễu, còn bên trái là Mẫu Thoải. Tại các tượng hoặc ảnh thờ, Mẫu Thoải thường có trang phục màu trắng.

3. Truyền thuyết
Thuyết về vợ vua Thủy Tề
Có thuyết nói Mẫu là vị thần lưỡng tính. Lưỡng tính theo nghĩa: Mẫu là phụ nữ, nhưng được Ngọc Hoàng Thượng đế ban cho sức mạnh và tài năng, nhất là tài sông nước, như nam giới.

Thuyết này cho rằng Mẫu Thoải là vợ của vua Thủy Tề, là Hoàng hậu ở dưới Thủy cung. Vua Thủy Tề trông coi các việc ở biển, còn Mẫu trông coi các việc ở sông, suối. Do sông suối có ở khắp nơi nên Mẫu cũng có mặt ở khắp nơi, nhất là tại các bến sông lớn.

Một ví dụ cho thuyết này: ở làng Viêm Xá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Mẫu Thoải được thờ là Thành hoàng và có sắc thượng phong đề "Nhữ Nương Nam nữ Nam Hải Đại Vương".

Thuyết về ba người con gái Lạc Long Quân
Cũng có thuyết nói Mẫu, không phải một, mà là ba. Ba mẫu này là con gái của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Trong số các con, Lạc Long Quân đã chọn ba người giao cho việc cai quản sông biển nước Nam.

Thủy tinh Động đình Ngọc nữ Công chúa.
Hoàng Bà Đoan khiết Phu nhân,
Tam giang Công chúa.
Ba bà đóng dinh cơ ở sông Nguyệt Đức và có nhiệm vụ coi sóc các sông nước, luồng lạch, dạy dân chế tạo thuyền bè và đan các thứ lưới bắt cá, chế ngự các vị thần mưa, thần gió mỗi khi các vị này lạm công, xâm hại đến hạ giới. Các Mẫu còn làm mưa và giúp dân chống lụt.

4. Ghi chép trong sử sách

Đồng bằng Bắc Bộ thường xuyên có nạn lũ lụt. Khi Lý Thái Tổ, vua đầu tiên của nhà Lý, dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, ông bắt tay ngay vào công việc trị thủy. Công việc tiến hành phải đến đời vua sau, đời Lý Thái Tông, mới căn bản xong, các đoạn đê đã được nối vào nhau và có quy mô gần như ngày nay. Trong những năm xây dựng hệ thống đê, nạn lụt vẫn thường xảy ra. Khi đó, mẫu Thoải đã phái các thủy thần, tướng lĩnh của mình đến các làng ven kinh thành Thăng Long để âm phù, giúp dân đắp đê chống lụt. Tại các làng Nhật Chiêu, Quảng Bá, Tây Hồ, Yên Phụ... nay vẫn còn ghi lại các thần tích.

Vào thời Lê, niên đại Vĩnh Thọ, có lần nước sông Hồng dâng lên rất cao, tràn cả vào Yên Phụ. Nhà vua phải thân hành làm lễ Nam giao (lễ tế cáo trời đất). Các mẫu Thoải đã lập tức ứng hiệu và âm phù giúp dân chống lụt và xua đuổi thủy quái.

Đời Lê Thánh Tông, nhà vua đem quân đi đánh Chiêm thành. Khi thuyền đi qua vùng Phú Xuyên, Kim Bảng, thì một trận cuồng phong nổi lên. Vua sai lập đàn tràng để cầu xin các vị thần thánh. Mẫu Thoải hay tin, phái một tướng đến dẹp yên gió. Khi thắng trận trở về, nhà vua nhớ công ơn, phong tặng cho tướng ấy là thượng đẳng thần, lấy hiệu là Nguyệt Nga công chúa.

Sự tích Mẫu Đệ Tam - Thủy Cung công chúa

- Copyright © Hát Văn, Đạo Mẫu Việt Nam - Bảo tồn văn hóa Dân tộc